View 360 thực tế

Phong thủy

Phong thủy

Giải đáp những câu hỏi thường gặp trong phong thuỷ, các lời khuyên giúp gia chủ bày trí nhà ở hợp phong thuỷ, vượng khí.

Bậc Tam Cấp Là Gì? Cách Tính Bậc Tam Cấp Hợp Phong Thủy Rước Lộc Vào Nhà

NỘI DUNG

    Bậc tam cấp là gì​? Cách tính bậc tam cấp hợp phong thủy rước lộc vào nhà

    Bậc tam cấp là một trong những chi tiết khá phổ biến trong các công trình xây dựng biệt thự, nhà phố, những công trình dân dụng và công cộng,… Theo phong thủy học của người Việt Nam thì bậc tam cấp rất quan trọng liên quan tới tài lộc của gia chủ. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tính bậc tam cấp đúng chuẩn phong thủy, tránh được những đại kỵ không mong muốn. Vậy Bậc tam cấp là gì? Thiết kế bậc tam cấp như thế nào là chuẩn phong thủy? Hãy cùng S-House tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

    I. Khái niệm về bậc tam cấp

    Bậc tam cấp là vị trí kết nối giữa sân và nhà giúp cho các hoạt động sống trong và ngoài nhà được thuận tiện hơn. Tam cấp cũng là phần nối liền giữa nền nhà và bậc tam cấp cầu thang, đây là bước đệm để đi lên tầng trên của các thành viên. Bậc tam cấp không chỉ được thiết kế cho nhà ở mà còn được áp dụng nhiều công trình quy mô như khách sạn, cơ quan nhà nước và các công trình công cộng,… Thiết kế bậc tam cấp cầu thang đúng cách không những tạo thuận tiện trong việc đi lại, mà còn tăng thêm phần sang trọng tăng vận khí tốt cho gia chủ, mang lại vẻ đẹp sang trọng, bề thế cho công trình.

    Bậc tam cấp nhà phố

    Bậc tam cấp đã xuất hiện từ rất lâu và cái tên cũng được người xưa sử dụng dùng để chỉ 3 bậc thềm trước nhà –là cầu nối giữa sân và khu vực trong nhà. Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều công trình bậc tam cấp không còn giữ nguyên số lượng bậc như tên gọi nữa, mà chúng được linh động điều chỉnh theo quy luật “thiên – địa – nhân”, hoặc là quy luật “sinh-lão-bệnh-tử”. Do đó, Nhiều công trình có quy mô lớn ba bậc là không thể đủ nên sẽ phải làm bậc thang với số bậc chia hết cho 3.

    Bậc tam cấp nhà phố 3 tầng

    II. Các cách tính bậc tam cấp

    1.Tính bậc tam cấp hợp với phong thủy

    Số bậc tam cấp khi xây dựng sẽ tùy thuộc vào công trình hay vị trí được tính từ mặt đất hoặc mặt sân lên đến sảnh chính (hiên, nền ) nhà khoảng cách này bao nhiêu sẽ tỷ lệ với số lượng bậc thềm nhà bấy nhiêu.

    Đối với những công trình biệt thự, nhà phố thì thường sử dụng 3 – 5 bậc, tuy nhiên sẽ có những trường hợp từ 7 – 9 bậc cho công trình công cộng hoặc đền để thể hiện sự tôn nghiêm cũng như tính chắc chắn, bền vững cho công trình.

    Trong một số trường hợp, nhiều nhà xây thềm chỉ có 1 bậc do khoảng cách giữa sân và sảnh chính thấp. Nếu rơi vào tình huống này thì cũng không ảnh hưởng gì cả vì không vi phạm đến quan điểm sinh lão bệnh tử. Trong phong thủy khi thi công bậc tam cấp chỉ cần lưu ý cho rơi vào “sinh” hoặc “lão” là sẽ tốt cho gia chủ.

    Bậc tam cấp nhà phố

    2. Chọn kích thước bậc tam cấp chuẩn nhất theo lỗ ban.

    Kích thước trung bình của một bậc tam cấp được sử dụng nhiều nhất hiện nay là:

    + Chiều cao bậc tam cấp: 15 – 18cm

    + Chiều rộng bậc tam cấp: 20cm – 30cm

    + Chiều dài bậc tam cấp: Phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của từng công trình

    Với chiều dài thì phong thủy không quy định vì nó phụ thuộc vào bề ngang của sảnh nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ tối đa cho ngôi nhà. Kích thước bề rộng của bậc tam cấp sẽ tương đương với chiều rộng của sảnh chính. Đối với những ngôi nhà hay công trình có thiết kế tiền sảnh rộng, thì bậc tam cấp cũng phải có chiều dài đủ lớn nhằm ôm trọn không gian của sảnh.

    Tùy theo thiết kế và nhu cầu sử dụng mà tam cấp có thể được xây ở mỗi mặt tiền phía trước, hoặc bao quanh 2 hay 3 mặt của ngôi nhà.

    Tham khảo bậc tam cấp biệt thự tân cổ điển

    3. Hướng dẫn cách tính m2 bậc tam cấp

    Diện tích mặt bậc (mặt nằm)

    Mặt bậc hay còn gọi là mặt nằm là phần diện tích song song với mặt đất.

    Công thức tính diện tích mặt bậc:

    Mặt bậc = Chiều dài x Chiều rộng x Số bậc ( không tính chiếu nghỉ)

    Trường hợp không có chiếu nghỉ thì nhân số bậc như bình thường. Số bậc theo kích thước số đẹp của cầu thang là 19, 21 bậc.

    Diện tích cổ bậc (mặt dựng)

    Diện tích cổ bậc hay mặt dựng là phần diện tích mặt đứng vuông góc với mặt đất

    Công thức tính diện tích cổ bậc:

    Cổ bậc = Chiều rộng x Chiều dài x Số bậc (Có tính cả chiếu nghỉ)

    Diện tích chiếu nghỉ tính như sau:

    Chiếu nghỉ  là phần giữa của cầu thang chúng có thể có hoặc không, thường được sử dụng ở nơi có diện tích rộng.

    Công thức tính diện tích chiếu nghỉ:

    Chiếu nghỉ  = Chiều rộng x Chiều dài x Số chiếu nghỉ

    Tính tổng của 3 mục trên sẽ được diện tích đá ốp cầu thang nhân với đơn giá thi công

    Tính phần Len Chân Tường:

    Trên mặt nằm: (chiều rộng + 0.1) x số bậc (không tính chiếu nghỉ)

    Trên mặt dựng: (chiều cao + 0.1) x số bậc (tính chiếu nghỉ)

    Trên chiếu nghỉ: (chiều rộng + chiều dài) x số chiếu nghỉ. Cộng tất cả các dải len ở trên chiếu nghỉ công thức này chỉ đúng cho hình ở trên.

    Cộng tất cả các mục trên sẽ được chiều dài len chân tường nhân với đơn giá thi công theo mét dài sẽ được thành tiền của phần len.

    Bậc tâm cấp không chỉ đóng vai trò là bậc giao nhau giữa sân và nhà mà còn liên quan đến thẩm mỹ của công trình kiến trúc. Vì vậy, quý khách hàng hãy lưu ý những thông tin trên khi tính toán về bậc tam cấp. Nếu quý khách hàng đang có nhu cầu thiết kế và thi công xây dựng hãy liên hệ ngay với S-House qua hotline 0866 006 060 chúng tôi sẵn sàng ‘nâng tầm’ cuộc sống của quý khách hàng.

    ------------------------------

    Công ty Cổ phần S-House - Chuyên thiết kế - xây dựng

    Hotline: 0866 006 060

    E-mail: nhadepshouse@gmail.com

    Hệ thống chi nhánh trên toàn quốc:

    ► Tại TP. HCM: Số 280A1, đường Lương Định Của, P. An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh

    ► Tại Nha Trang: Số 62A - 62B, đường Phan Chu Trinh, P. Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

    ► Tại TP. Vinh: Số 19, đường An Dương Vương, P. Trường Thi, Tp. Vinh, Nghệ An

    ► Tại Hà Nội: Căn Y01.L07 An Phú Shopvilla, KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

     

     
    Hotline (+84) 0866 006 060
    zalo