View 360 thực tế

Kiến trúc

Kiến trúc

Tổng hợp thông tin hữu ích để có được thiết kế kiến trúc ưng ý nhất như cập nhật các xu hướng mới, mẫu thiết kế độc đáo, lời khuyên của các chuyên gia.

Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z

I. Biệt thự là gì? Dinh thự là gì?

 

1. Biệt thự là gì?

 
Biệt thự (Villa) là loại hình nhà ở được thiết kế trên một không gian đất rộng lớn diện tích không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, có đầy đủ tiện nghi và là không gian sống cao cấp nhất so với các không gian khác như nhà phố, chung cư, nhà cấp 4, nhà liền kề
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 
Thông thường, biệt thự được hiểu là nhà ở riêng lẻ có sân vườn, vườn hoa, cây xanh, thảm cỏ, cổng nhôm đúc biệt thự… có tường rào, lối ra vào riêng biệt được thiết kế tỉ mỉ và mang tính nghệ thuật, tính thẩm mĩ cao. Đặc biệt có ít nhất 3 mặt thông ra sân hoặc vườn
 
Trong khi khái niệm biệt thự hình thành từ thời La Mã cổ đại thì biệt thự được xem là một tư gia riêng biệt có diện tích đất rộng ở ngoại ô với khái niệm thường gắn liền với sự rộng rãi, sang trọng có sân vườn có thể chính là những điền trang của tầng lớp quý tộc. Không gian cũng hài hòa với thiên nhiên và thường nằm ở vị trí đắc địa nhiều lợi thế về thiên nhiên như cây xanh, hồ nước, mặt hướng về phía sông, biển, …Khi đó chủ sở hữu thường là vua chúa, quan lại, lãnh chúa, ... nhưng khi chế độ La Mã sụp đổ thì đối tượng sở hữu biệt thự đa dạng hơn thêm vào đó là tầng lớp trung lưu nhưng giàu có. Biệt thự cũng được xem như là một khái niệm mới, một tên gọi mới hơn hiện đại hơn của dinh thự. Cũng là một nơi đó nhưng sẽ có người gọi là dinh thự (tên gọi cũ) hoặc có nơi sẽ gọi là biệt thự (tên gọi mới). 
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z

Xem thêm: Thiết kế Biệt thự tân cổ điển tại Hồ Chí Minh

1.1 Có mấy loại biệt thự? 

Theo thông tư 03/2016/TT-BXD của Bộ Xây Dựng hiện nay thì biệt thự được phân thành 3 nhóm:
 
- Biệt thự nhóm 1: là những nhà biệt thự gắn liền với di tích lịch sử - văn hóa và được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa, biệt thự có giá trị điển hình về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc và văn hóa cấp tỉnh phối hợp xác định lập danh sách và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phê duyệt.
 
- Biệt thự nhóm 2: là những biệt thự không thuộc biệt thự nhóm 1 nhưng có giá trị về kiến trúc do các cơ quan có thẩm quyền về xây dựng – kiến trúc cấp tỉnh phối hợp xác định, lập danh sách và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
 
- Biệt thự nhóm 3: là những nhà biệt thự không thuộc nhóm 1 và nhóm 2.

1.2 Những tên gọi khác của biệt thự thường được biết đến:

Trước khi chúng ta thường nghe biệt thự, biệt thự phố nhưng với sự phát triển du nhập của nhiều loại hình kiến trúc của các nước phương Tây nên loại hình nhà biệt thự lại có rất nhiều loại biệt thự được gọi theo công năng, đặc điểm, kiểu thiết kế, kiến trúc, ... điển hình như:
 
  1. Biệt thự phố,
  2. Biệt thự liền kề,
  3. Biệt thự vườn,
  4. Biệt thự nghỉ dưỡng,
  5. Biệt thự đơn lập,
  6. Biệt thự song lập,
  7. Biệt thự tứ lập,
  8. Biệt thự mini,
  9. Biệt thự hiện đại,
  10. Biệt thự tân cổ điển ( biệt thự tân cổ )
  11. Biệt thự du lịch biệt thự du lịch nghỉ dưỡng,
  12. Biệt thự resort, bungalow…
 

2. Dinh thự là gì?

 
Dinh thự (Mansion) là cách gọi phổ biến để giúp người ta nhớ về những căn biệt thự rất rộng lớn về cả mặt diện tích đất lẫn diện tích căn hộ. Những căn nhà tuyệt vời này bắt đầu xuất hiện ở Châu Âu thời kỳ thế kỷ XV và là không gian sống của những người ở tầng lớp trên của xã hội như quý tộc, quan lại, lãnh chúa hay những người đứng đầu giáo hội. Dinh thự được xem là khái niệm cũ của người dân ngày xưa như ngày nay ta ví là biệt thự. Nhưng dinh thự có phần cổ kính và xa xưa hơn.
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 
 
Hiện nay những tòa dinh thự nổi tiếng còn tồn tại như: dinh thự Princely Pheasantry nổi tiếng ở Ba Lan, dinh thự thuộc về gia tộc Roschester, dinh thự của ông chủ LVMH - Bernard Arnault, Bill Gates, ông Hoàng UAE, quý tộc Ireland, ngôi sao Hollywood, dinh thự gà vàng ở Hà Nội của ông Nguyễn Quốc Thanh, dinh thự Tổng Hải Sơn ở Phủ Lý, dinh thự đắt nhất Việt Nam – lâu đài Trầm Bê …. 
 
Bên cạnh công năng là nơi để sinh sống của một đại gia đình cùng người giúp việc thì dinh thự còn là “bốt an toàn” cho chủ nhân cùng gia đình của mình khi tại đó sẽ có đầy đủ đội ngũ lính canh và cận vệ để phục vụ và bảo vệ sự an toàn cho gia chủ.

2.1 Về kiến trúc và vị trí của dinh thự

Thường được xây dựng tại các bãi đất rộng, đặc biệt là sườn đồi thoáng mát, nơi có hồ nước tự nhiên tạo thành khung cảnh sơn thủy hữu tình vô cùng lãng mạn, một dinh thự càng lớn ở một vị trí càng đẹp thì chủ nhân của nó càng được đánh giá cao. Bởi đây được xem là cách để người ta khẳng định địa vị xã hội của mình. Dinh thự chính xác là một xã hội thu nhỏ của chủ nhân, nơi có có các mối quan hệ xã hội, có những bữa tiệc và cũng là nơi để tụ họp, đón khách.
 
Mỗi dinh thự sẽ có mái vòm nhọn, nhiều cột, có ống khói và nhiều chi tiết trang trí tinh sảo thể hiện rõ đẳng cấp cùng phong thái của chủ nhà. Bên cạnh đó vườn hoa cây cảnh, hồ nước hay sân chơi ngoài trời cũng là những yếu tố rất được chú ý nhằm hình thành nên một tổng thể hoàn hảo.

2.2 Về không gian

Dinh thự có sự điều chỉnh tinh tế hơn để phù hợp với cuộc sống hiện đại và thực tế sử dụng như diện tích sân vườn và diện tích xây dựng có thể nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo các công năng chính. Các tiện ích hiện đại và trang thiết bị hiện đại được đưa vào như, bể bơi, phòng chiếu phim, các môn thể thao như bóng rổ, bi a, tennis… Các trang thiết bị hiện đại được đưa vào để giảm bớt người phục vụ như hệ thống quản lý thông minh, camera giám sát và các đồ dùng điện tử phục vụ cuộc sống hiện đại của chủ nhân.
 

3. Điều khác biệt giữa dinh thự và biệt thự

 

3.1. Diện tích:

Sự khác biệt lớn nhất giữa Villa và Mansion đặc biệt ở diện tích. Mansion thường có diện tích lớn hơn rất nhiều, ngoài ngôi nhà nguy nga, sang trọng, Mansion còn bao gồm rất nhiều đất đai, khuôn viên rộng lớn.
 

3.2. Tầng lớp sở hữu:

Mansion dành cho những gia chủ cực kì giàu có và quyền lực. Villa dành cho những gia chủ giàu có trên mức trung bình, thường được dùng làm nơi nghỉ dưỡng.
 

3.3. Phong cách Kiến trúc

Mansion thường có nét cổ xưa hơn Villa bởi lẽ đa số Mansion đều xuất hiện từ thế kỷ XV và mang nét văn hóa kiến trúc cổ của những người sống tại thời điểm đó. Villa là khái niệm xuất hiện sau này nên sẽ mang nét tinh tế, hiện đại hơn Mansion.
 

II. Tiêu chuần cần có của một căn biệt thự đẹp

 

1. Tiêu chuẩn về không gian chung

 

Phòng khách còn được mệnh danh là trái tim của căn nhà, nơi đây chính là địa điểm để thể hiện đẳng cấp riêng của gia chủ với những căn nhà ở khác. Nên tất cả những đồ nội thất đều cần được lựa chọn kỹ lưỡng, có sự sắp xếp khoa học, mang tính thẩm mỹ cực kì cao. Thường thì tiêu chuẩn dùng để thiết kế phòng cách rơi khoảng vào từ 20 đến 25m2 nếu là biệt thự nhỏ, 25-30m2 với biệt thự phố, và trên 40m2 nếu là biệt thự có diện tích lớn.

 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 
Cũng thuộc không gian chung, phòng bếp khi thiết kế cũng cần được sắp xếp khoa học, tạo được cảm giác ấm cúng đặc biệt cần có sự hài hòa và thống nhất giữa nội thất và không gian xung quanh.  
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 
 

+ Khu vực 1: Phòng ăn thường có diện tích trong khoảng từ 20 – 30m2 thường có thể quan sát ra khung cảnh hoặc tiểu cảnh bên ngoài.

+ Khu vực 2: Bếp ăn được thiết kế theo kiểu chữ L hoặc chữ U tùy theo sở thích của từng gia chủ
 

2. Tiêu chuẩn về không gian riêng

 
Biệt thự lớn thường có phòng ngủ rơi vào diện tích khoảng 10-15m2 hoặc có thể lớn hơn tùy theo diện tích của căn nhà, đồ nội thất cần được bố trí hợp lý và có tính thẩm mỹ cao.  Bởi đây chính là không gian riêng của gia chủ để nghỉ ngơi và thư giãn.
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 

– Diện tích phòng ngủ chính: Từ 30m2, cần được bố trí kỹ lưỡng nhất khi thiết kế.

– Phòng ngủ riêng:  có diện tích vào khoảng từ 18 – 25 m2, kích thước giường khoảng 1.5 x 2 m hoặc 1.2 x 2

 

3. Phong thủy khi thiết kế kiến trúc biệt thự

 
Để có một kiến trúc biệt thự đẹp, sang trọng thì bắt buộc cần nhờ tới kiến trúc sư có chuyên môn sâu, nắm rõ tất cả những tiêu chuẩn về xây dựng, khoa học và phong thủy. Những điều cần lưu ý khi thiết kế phong thủy trong thiết kế kiến trúc biệt thự
 

- Nên bổ sung thêm tiểu cảnh sân vườn, bởi không những nó đáp ứng được những yêu cầu về thẩm mỹ mà còn là cách giúp bạn lưu thông năng lượng và không khí cho căn biệt thự hiệu quả nhất

- Cổng có kích thước chuẩn sát với lỗ ban

- Nên sử dụng bông gió thay vì tường nhà để không gian sống không bị tù túng, bức bánh, thiếu khí.

- Quan tâm đến một số yếu tố khác nữa khi thiết kế là: hướng cầu thang, hướng của phòng ngủ, hướng cửa sổ…

4. Tiêu chuẩn về phần kiến trúc, nội thất và phong thủy

 
- Thiết kế biệt thự bên ngoài đẹp, đặc biệt mặt tiền phải đẹp và phù hợp với cảnh quan xung quanh, bố trí mặt bằng với diện tích các phòng hợp lý theo nhu cầu sử dụng của chủ nhà, không gian các phòng thoáng, mát, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên vào nhà. Đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc thiết kế biệt thự đẹp.
 
 
Thiết kế biệt thự đẹp từ A đến Z
 

- Nếu không gian nhà hẹp cần thiết tạo giếng trời để lấy không khí tự nhiên.

- Hướng bếp: vị trí đặt bếp theo tuổi của chủ đầu tư.

- Số bậc cầu thang cho mỗi tầng nằm trong cung Sinh (4N + 1) hoặc Lão (4N +2) trong đó N thuộc tập hợp các số tự nhiên.

- Không nên đặt giường ngủ ở vị trí trên bếp nếu nhà có nhiều tầng. Phòng tắm và WC không được đặt phía trên bếp vì theo quan niệm thủy kị hỏa, không tốt.

- Cửa chính rất quan trọng cần thiết tạo sự thu hút sinh khí vào nhà. Kích thước cửa đi chính vào nhà và các cửa ra vào phòng ăn, bếp, phòng ngủ, phòng thờ, phòng sinh hoạt cần thiết phải lấy theo thước lỗ ban với các cung tốt (tài chí, tài lộ, lục hợp, tiến bảo, đăng khoa, hỷ sự, đại cát, quý tử ...)

- Riêng cửa vào phòng vệ sinh phải lấy thước lỗ ban với cung xấu nhằm hạn chế sinh khí vào khu vực không được sạch sẽ này. Trong mệnh đề toán học thì sai kéo theo sai thành đúng (Khu vực vệ sinh không sạch sẽ gặp kích thước với cung xấu của cửa vào phòng vệ sinh sẽ không cho sinh khí vào đây, bởi vậy sinh khí đến với những nơi chúng ta cần)

- Với cách chọn kích thước cửa như vậy thì sinh khí sẽ đến các nơi rất cần thiết như phòng thờ, phòng bếp, phòng ăn, phòng ngủ, cầu thang ...)

5. Tiêu chuẩn phần hệ thống điện 

 

- Thiết kế hệ thống điện đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn phải đầy đủ theo nhu cầu sử dụng của chủ đầu tư.

- Tính toán công suất điện hợp lí, đề phòng chủ nhà sử dụng quá tải dẫn đến chập điện, cháy nổ …

 

6. Tiêu chuẩn phần hệ thống cấp thoát nước:

 

- Hệ thống cấp thoát nước không chồng chéo, bố trí hợp lí đường nước vào, nước ra.

- Ống nước sử dụng loại tốt, tiết diện phù hợp…
 

7. Tiêu chuẩn hệ thống viễn thông, chống sét, báo cháy

 

Trong hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công cần đảm bảo đầy đủ các chi tiết kỹ thuật an toàn cho căn nhà như hệ thống chống sét, báo cháy, viễn thông… Do vậy, Để hoàn thành tốt một thiết kế biệt thự đẹp hoàn hảo đáp ứng được tiêu chuẩn nêu trên thì những người thực hiện phải là các Kiến Trúc Sư có tâm tốt, giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế và các Kỹ Sư xây dựng có tâm tốt, giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm thực tế ngoài công trường.

 

III. Các loại bản vẽ gia chủ cần quan tâm khi bắt đầu thiết kế kiến trúc biệt thự:

 

1. Lý do cần phải có bản vẽ thiết kế kiến trúc biệt thự:

 
Từ bản vẽ kiến trúc mà kiến trúc sư, đội ngũ thi công biết được mặt bằng bố trí, kích thước, diện tích các không gian, các tầng lầu, quy cách xây nên công trình. Giúp đội ngũ thi công thấy được mặt cắt, mặt đứng, mặt bằng kỹ thuật thi công các tầng.
 
Các kiến thức về làm nhà, xây dựng là vô cùng rộng lớn và không phải ai cũng biết được hết. Nếu bạn đang có dự định xây nhà, thì những kiến thức về 1 số loại bản vẽ sau sẽ giúp cho bạn thêm kinh nghiệm và có thể tự mình kiểm tra chất lượng ngôi nhà đang xây dựng
 
 

2. Những bản vẽ thiết kế kiến trúc biệt thự cần quan tâm

 

2.1. Bản vẽ phối cảnh thiết kế kiến trúc biệt thự:

Là bản vẽ thể hiện tầm nhìn nhà (công trình) trong thực tế, được thể hiện dưới dạng không gian 3 chiều giúp chủ nhà có thể dễ dàng quan sát toàn cảnh kiến trúc của công trình biệt thự. 
 

2.2. Bản vẽ mặt đứng biệt thự:

Là bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài căn nhà (công trình). Bản vẽ đứng biểu thị chiều cao của các tầng nhà, độ cao của cửa, mái hắt, ô văng… và các yêu cầu xây tráy mặt tường. Nhà có bốn hướng, nên mặt đứng có 4 bản vẽ: mặt chính (mặt trước), mặt sau và hai mặt bên. Nếu mặt bên trái và mặt bên phải giống nhau thì chỉ cần vẽ 1 bên
 

2.3. Bản vẽ mặt bằng biệt thự

Là bản vẽ thể hiện nhìn xuống không gian bên trong sau khi đã cắt ngang (thường cắt cách mặt nền, mặt sân khoảng 1,5m). Bản vẽ mặt bằng biểu thị các bố trí mặt bằng và kích thước theo mặt bằng, ngoài ra còn ghi các đường cắt, đường tim…. có thể có nhiều bản vẽ mặt bằng.
 
Mặt bằng ngôi nhà thường được xác định bằng hệ trục tọa độ vuông góc cùng phương của hệ tường dọc và tường ngang nhà. Các trục dọc nhà đóng từ các tim tường dọc của nhà và được kí hiệu bằng các chứ A, B, C… trong vòng tròn theo thứ tự từ trái sang phải. Nếu nhà có các tường tầng dưới dày hơn các tường tầng trên thì trục của các tường xung quanh nhà (tường hồi và tường biên) phải đóng từ các tim tường trên (mỏng hơn). Đây là trường hợp mặt tường xung quanh nhà là một mặt phẳng đối với mỗi phía của nhà (không có vệt giật cấp nhân chia hai phần tường có độ dày khác nhau).
 

2.4. Bản vẽ mặt cắt tổng thể biệt thự:

Là bản vẽ thể hiện phần nhìn thấy khi đã cắt một không gian theo chiều đúng. Ngoài kích thước và độ cao, trên bản vẽ mặt cắt còn ghi các phương pháp và yêu cầu thi công nền và mái, vị trí tương đối giữa cửa và tường, cách bố trí theo chiều thẳng đứng của các đường ống, cầu thang, hình thức cấu tạo các bộ phận xây
 
Để tiến hành kế hoạch xây 1 căn nhà biệt thự cần tổng hợp rất nhiều kiến thức. Những nguồn kiến thức quý giá trên không chỉ giúp bạn có thể có thêm kiến thức hay mà còn giúp bạn có thể giám sát hoạt động xây dựng căn nhà của mình được tốt nhất.
 

IV. Quy trình thiết kế biệt thự từ A đến Z

 

Một quy trình thiết kế biệt thự chuyên nghiệp giúp cho gia chủ nắm được nhân lực và chi phí của ngôi nhà mình. Quy trình thiết kế thể hiện được sự chuyên nghiệp và khoa học của các công ty thiết kế kiến trúc uy tín. Giúp chủ đầu tư theo dõi thi công và nắm vững được quyền lợi của chính mình, tránh những phát sinh chi phí không mong muốn. Về cơ bản, quy trình thiết kế biệt thự gồm các bước sau: 

 

Bước 1: Tư vấn và thiết kế sơ bộ

 

+ Công ty S House tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thiết kế. Có các giấy tờ xác nhận chủ quyền sử dụng, các yêu cầu của khách hàng,..

+ Xác định quy mô xây dựng

+ Xác định những yêu cầu sử dụng cho công trình cụ thể

+ Sau khi khách hàng cung cấp thông tin và yêu cầu thì tư vấn sơ bộ về ý tưởng thiết kế biệt thự

+ Báo giá sơ bộ về các gói thiết kế

+ Sau khi thống nhất giữa 2 bên sẽ sắp xếp lịch hẹn cụ thể để trình bày hồ sơ thiết kế sơ bộ.

+ Nếu trong trường hợp khách hàng không đến được thì công ty sẽ gửi hợp đồng thiết kế xem trước, nếu đồng ý với đơn giá và cách thức làm việc thì sẽ chuyển sang bước 2

 

Bước 2: Quy trình thiết kế biệt thự - Thiết kế mặt bằng và công năng sử dụng

 

+ KTS sẽ trình bày bản sơ bộ về bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng

+ Tư vấn cho khách hàng những vấn đề hợp lí và không hợp lí trong thiết kế nhất là về phong thủy

+ Sau khi thống nhất tất cả bên công ty sễ báo giá cụ thể tất cả các bước để khách hàng nắm rõ

 

Bước 3: Quy trình thiết kế biệt thự - Thiết kế bối cảnh 3D

 

+ Sau khi khách hàng thống nhất phương án thiết kế sơ bộ, khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cần thiết để công ty soạn thảo hợp đồng thiết kế biệt thự.

+ Sau khi thống nhất nội dung, qui định trong hợp đồng thì 2 bên tiến hành kí hợp đồng.

+ KTS đưa ra phương án thiết kế phối cảnh 3D cho ngôi biệt thự

 

Bước 4: Triển khai hồ sơ thiết kế thi công

 

+ Khi khách hàng thống nhất phương án phối cảnh 3D, công ty sẽ triển khai hồ sơ xin phép xây dựng, thiết kế thi công và những điều khoản trong hợp đồng

+ S-HOUSE chúng tôi thường xuyên trao đổi cho khách hàng những ý tưởng hay và hợp lý

 

Bước 5: Quy trình thiết kế biệt thự - Bàn giao hồ sơ

 

+ Sau khi kiểm tra và thống nhất hồ sơ thiết kế hai bên sẽ quyết toán hồ sơ thiết kế.

 

 Một số lưu ý khi quyết định thi công:

 

- Khi xây nhà điều đầu tiên quan tâm đến đó là thế đất. Là điểm mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Cũng ảnh hưởng rất lớn về mặt phong thủy sau này khi xây dựng.

- Nắm rõ vị trí biệt thự: Đây là nhân tố quan trọng cần xác định rõ để lựa chọn phong cách thiết kế, nội thất phù hợp, hài hòa.

- Lựa chọn nội thất: Nội thất là nhân tố quyết định đến tính thẩm mỹ của không gian biệt thự. Nội thất đi đôi với phong cách thiết kế của biệt thự.

- Lựa chọn phong cách thiết kế của biệt thự: Gian chủ phải định hình rõ phong cách mà mình thích như cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại,…Từ đó sẽ khảo sát, tính toán đảm bảo sự cân bằng, hài hòa cho căn nhà.

Nếu bạn cần thiết kế kiến trúc biệt thự thì S – HOUSE là sự lựa chọn đáng tin hơn cả. Là đơn vị chuyên thiết kế biệt thự ở khu vực Nha Trang và các tỉnh lân cận, chúng tôi tự hào có đội ngũ thiết kế nhà ở chuyên nghiệp trong nhiều năm qua. 
 
Đây là những quy định và những lưu ý khi thiết kế thi công nhà ở biệt thự. Nếu bạn đã và đang có nhu cầu tư vấn thiết kế thi công nhà hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp và tư vấn nhé. Liên hệ để nhận thông tin tư vấn thiết kế và thi công miễn phí.
 

------------------------------

Công ty Cổ phần S-House - Chuyên thiết kế -xây dựng

Hotline: 0866 006 060

E-mail: nhadepshouse@gmail.com

Hệ thống chi nhánh trên toàn quốc:

► Tại TP. HCM: Số 280A1, đường Lương Định Của, P. An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh

► Tại Nha Trang: Số 62A - 62B, đường Phan Chu Trinh, P. Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

► Tại TP. Vinh: Số 19, đường An Dương Vương, P. Trường Thi, Tp. Vinh, Nghệ An

► Tại Hà Nội: Căn Y01.L07 An Phú Shopvilla, KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

 
Hotline (+84) 0866 006 060
zalo