View 360 thực tế

Kiến trúc

Kiến trúc

Tổng hợp thông tin hữu ích để có được thiết kế kiến trúc ưng ý nhất như cập nhật các xu hướng mới, mẫu thiết kế độc đáo, lời khuyên của các chuyên gia.

Những Điều Cần Lưu Ý Khi Thiết Kế Homestay, Farmstay

Thiết kế HomestayThiết kế Farmstay đang là 2 mô hình kinh doanh du lịch đang phát triển khá nhanh gần đây và hứa hẹn sẽ mang lại những cơ hội kiếm tiền cho các chủ đầu tư. Tuy vậy, CĐT cần lưu ý những gì khi bắt đầu có hình dung thiết kế mô hình kinh doanh này. Đừng bỏ lỡ thông tin về kiến trúc nội thất Farmstay và Homestay mới nhất từ S House & Wiki Thiết kế nhà đẹp.

I. Phân biệt trong thiết kế hai loại hình nghỉ dưỡng Homestay và Farmstay

1. Farmstay là gì?

Farmstay là một hình thức du lịch nông nghiệp, loại hình này phục vụ các khách du lịch thích tìm về với thiên nhiên, muốn đích thân trải nghiệm cảm giác trở thành một người nông dân thực thụ. Khi lên kế hoạch thiết kế Farmstay, các chủ đầu tư không thể bỏ quên các mô hình kiến trúc cảnh quan để thiết kế những sản phẩm dịch vụ gắn liền với các hoạt động trong trang trại như: trồng trọt, cho vật nuôi ăn, thu hoạch tại vườn và sử dụng chính những nguyên liệu sẵn có để dùng bữa.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Farmstay phong cách thô mộc

1.1 Cần lưu ý gì khi thiết kế kiến trúc và vị trí của farmstay

Vị trí để thiết kế mô hình lưu trú Farmstay ở đâu?

Về cơ bản, mô hình lưu trú trang trại như farmstay cần đến một diện tích đất lớn để thực hiện các hoạt động nông nghiệp. Do đó farmstay thường ở các vùng nông thôn hay gần khu vực có các cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, ít sự tác động của con người.

Thiết kế kiến trúc và nội thất Farmstay như thế nào?

Farmstay luôn hướng đến mục tiêu gần gũi với nhà nông nên kiến trúc farmstay thường giản dị, mang đậm bản sắc vùng miền ví dụ như các mẫu nhà sàn đẹp thường xuyên được áp dụng. Tùy vào địa hình, khí hậu và văn hóa địa phương mà sử dụng các phong cách kiến trúc phù hợp. Farmstay ưu tiên sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, ít ảnh hưởng tới môi trường sinh thái như: gỗ, đá, lá dừa,...

Nội thất farmstay đơn giản, không cầu kỳ nhưng vẫn phải đáp ứng đầy đủ tiện nghi khi sử dụng. Ngoài ra màu sắc công trình được lựa chọn sao cho hòa hợp với cảnh quan thiên nhiên.

Cảnh quan farmstay thường hướng đến thiết kế “xanh” hay còn gọi là “Eco” là chủ đạo, nên thường tận dụng những điều kiện sẵn có của tự nhiên: sông hồ, núi rừng làm và các loại cây cối, đồ vật mang tính bản địa vùng miền.

1.2 Các bước lập kế hoạch thi công cho người khởi nghiệp kinh doanh farmstay:

Farmstay một mô hình kinh doanh có quy mô, với diện tích đất sử dụng lớn. Để quy hoạch hết trang trại rộng lớn cần một số vốn đầu tư không nhỏ, vì vậy giải pháp tối ưu nhất cho các startup là chia giai đoạn để đầu tư.

 

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Giai đoạn đầu thiết kế Farmstay:

Tập trung vào việc lên kế hoạch sử dụng khu đất, dự trù ngân sách. Bao gồm liệt kê và tính toán chi tiết các hạng mục sẽ xây dựng.

Giai đoạn hai thiết kế cảnh quan Farmstay:

Liên hệ các chuyên gia có kinh nghiệm canh tác đất nông nghiệp tính toán các chi phí duy trì hoạt động trang trại trong một tháng: giống cây trồng, điện nước, nhân sự....

Giai đoạn ba triển khai thi công kiến trúc điểm lưu trú:

Dựa trên các con số đã thống kê trong việc xây dựng cải tạo đất, cân nhắc việc cân đối tài chính của chủ đầu tư: Nguồn vốn, nhân sự, thời gian...Trong khoảng thời gian 6 tháng đến một năm đầu, ưu tiên quy hoạch phân khu vực, giao thông trong trang trại, nhà ở. Sau đó tiếp tục cải tạo mở rộng thiết kế cảnh quan, mở rộng đường đi, thi công xây dựng nhà ở, bungalow… Đây là thời điểm Farmstay có thể đón khách và tạo thu nhập.

Giai đoạn cuối cùng đưa nội thất và báo cáo Hoàn thiện:

Lập bảng kế hoạch công việc chia theo tuần/tháng/quý, ghi rõ về việc phân bổ nguồn vốn đầu tư, số lượng người thi công, và các chỉ tiêu phải hoàn thiện trong một khoảng thời gian nhất định.

1.3 Những mẫu thiết kế mô hình farmstay ấn tượng tại Việt Nam

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Farmstay Sóc Sơn, Hà Nội

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Farmstay thiết kế theo phong cách thô mộc

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Nhà gỗ farmstay ở Nha Trang

2. Homestay là gì?

Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân (hoặc một không gian mô phỏng giống với địa điểm địa phương nơi khách đến). Nghỉ chân tại Homestay giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền gần gũi với người bản địa.

Khác với thiết kế Farmstay theo hình thức nông trại tập trung vào thiết kế cảnh quan, nhu cầu lưu trú chỉ chiếm 1 phần nhỏ trong thiết kế tổng thể khác biệt hoàn toàn với các mô hình lưu trú khác. Với mô hình nhà ở kinh doanh Homestay CĐT cần lưu ý, khi lên kế hoạch thiết kế kiến trúc nhà hoặc cải tạo nhà ở thành Homestay, các chủ đầu tư cần tách bạch khái niệm Homestay không phải là nhà trọ, nhà nghỉ, khách sạn, khu resort thông thường. Do vậy khi thiết kế cần tính toán đến không gian nghỉ ngơi của chủ nhà và không gian đón khách. CĐT và KTS tư vấn sẽ cần phải làm việc chặt chẽ để thấu hiểu nhu cầu và tính toán công năng sử dụng hợp lý.  

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Homestay tại Sóc Sơn - Hà Nội

2.1 Những đặc điểm trong thiết kế kiến trúc và nội thất của Homestay:

Kiến trúc Homestay:

Mục đích chính của những du khách lựa chọn loại hình du lịch homestay là để khám phá vẻ đẹp chân thực tại vùng đất họ đặt chân đến. Do đó khi thực hiện thiết kế homestay, các chủ đầu tư cần lưu ý đến ý tưởng chủ đạo trong thiết kế để giữ gìn vẻ đẹp vốn có của địa phương, hoặc truyền đạt một thông điệp mà gia chủ muốn nói.

Nội thất Homestay:

Là một trong những phương tiện giúp gia chủ diễn đạt một cách rõ nét về những thông điệp, ý tưởng mà gia chủ muốn thực hiện. Vậy nên các nhà đầu tư cũng không thể lơ là trong việc lựa chọn các concept thiết kế nội thất phù hợp. Sự tương thích giữa cấu trúc ngôi nhà và phong cách nội thất được bài trí, tạo nên sự đồng nhất trong không gian homestay. Từ đó hình thành một tổng thể hài hòa, mang đậm phong cách và tạo được nét độc đáo riêng. Ngoài ra trong quá trình thực hiện thiết kế cũng cần phải lưu ý các yếu tố phong thủy để tăng thêm sự may mắn, thuận lợi cho gia chủ.

>>> Tham khảo: Thiết kế O'Chen villa homestay nghỉ dưỡng tại Sóc Sơn

2.2 Một số phong cách thiết kế homestay được ưa chuộng tại cả 3 miền Bắc – Trung Nam,..

Dịch vụ lưu trú homestay càng được ưa chuộng, tính cạnh tranh trong cuộc đua thu hút khách hàng ngày càng cao. Các chủ homestay thường tập trung tạo điểm nhấn về hình ảnh bằng kiến trúc ngôi nhà, cảnh quan, phong cách thiết kế không gian homestay để gây được nhiều sự tò mò, kích thích niềm đam mê được “check in” của du khách. Sau đây là một số phong cách thiết kế không gian homestay được ưa chuộng:

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Một mẫu homestay đà lạt view đẹp, sử dụng vật liệu hoàn toàn tự nhiên

Homestay Montem villa tại Sóc Sơn

Phong cách thiết kế nội thất Đông Dương (Indochine) cho các homestay:

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Đây là phong cách hay được ví von như bản nhạc giao hưởng tuyệt vời giữa hai nền văn hóa Châu Âu và các nước Đông Dương. Sử dụng các chất liệu gần gũi như tre, nứa, các bức phù điêu được gia công tỉ mỉ, công phu kết hợp với phong cách thiết kế Châu Âu thể hiện sự xa hoa, lộng lẫy quyền quý của gia chủ.

Phong cách Rustic:

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Rustic là phong cách thiết kế bắt nguồn từ Châu Âu, hướng đến không gian sống tự nhiên. Nội thất thường sử dụng các chất liệu: Gỗ, đá, đặc biệt là đá thô để làm điểm nhấn, đem lại cho không gian một cảm giác tao nhã, thư giãn.

Phong cách Vintage:

Vintage là kiểu mô phỏng lại một trăm phần trăm không gian thiết kế kiểu cũ. Thiết kế có xu hướng sử dụng các đồ vật của thập niên cũ, hoặc secondhand (thời gian từ 20-100 năm) để bài trí, kết hợp với những gam màu trầm hoặc màu trắng xuyên suốt để mang lại vẻ đẹp xưa cũ những vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Không gian đem thiết kế mang đậm dấu ấn thời gian, gợi nhớ nhiều hoài niệm về ký ức xưa.

Phong cách Retro:

Phong cách Retro là phong cách lấy cảm hứng từ thập niên cũ đặt trong không gian mới: Sử dụng đồ nội thất đơn giản, hiện đại, kết hợp với các gam màu pastel kết hợp với trắng làm điểm nhấn. Tạo nên nét đẹp hoài cổ nhưng vẫn rất thời thượng.

Phong cách tân cổ điển

Villa tân cổ điển: là một công trình nguy nga, đồ sộ. Các thiết kế cho công trình này phải vô cùng tỉ mỉ, đặc biệt chú trọng đến bốn yếu tố: Không gian, màu sắc, hoa văn họa tiết và chất liệu để thể hiện được sự cao quý sang trọng của tầng lớp sở hữu nó. Không gian được chia theo quy tắc “tỷ lệ vàng” để sắp xếp các diện tích hài hòa, mang tính nghệ thuật cao. Màu sắc sử dụng phải là những màu đại diện cho tầng lớp vua chúa, quý tộc: màu vàng, màu kem màu trắng,...Họa tiết phào chỉ và hoa văn trang trí cầu kỳ, được trau chuốt kỹ càng. Chất liệu hay được sử dụng là: đá hoa cương, gỗ, da được chế tác cầu kỳ, giúp không gian nhà được tỏa sáng.

2.3 Cần lưu ý những tiêu chuẩn gì khi thiết kế nhà ở kinh doanh mô hình homestay?

Các chủ đầu tư cần lưu ý để Homestay được đi vào hoạt động kinh doanh một cách chính thức cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau:

Vị trí homestay:

Nằm ở nơi thuận tiện dễ tiếp cận. Đáp ứng đầy đủ các biện pháp an ninh an toàn. Homestay phải đặt các biển hiệu rõ ràng ở nơi dễ thấy hoặc dễ tìm kiếm trên bản đồ nhằm hướng dẫn khách du lịch đến vị trí của mình.

Thiết kế kiến trúc:

Nhà trong tình trạng tốt, thông thoáng. Ánh sáng và chiếu sáng đảm bảo thuận lợi trong quá trình vận hành. Homestay phải có tối thiểu một nhà tắm, một nhà vệ sinh cho khách. Trường hợp phòng vệ sinh và tắm chung, diện tích tối thiểu 3m².

Thiết kế nội thất khu vực sinh hoạt chung:

Chủ homestay cần trang bị túi sơ cứu hoặc các vật dụng sơ cứu cơ bản. Bàn ghế tivi để khách sử dụng, ngoài ra cần niêm yết giá và các thông tin chung trong thời gian sử dụng homestay.

>>> Tham khảo: Thiết Kế Homestay Đơn Giản Giá Rẻ

4. Các loại bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn của một dự án Homestay và Farmstay

4.1 Bản vẽ phối cảnh thiết kế kiến trúc:

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Farmstay tại sông Đà, Hòa Bình

Là bản vẽ thể hiện tầm nhìn nhà (công trình) trong thực tế, được thể hiện dưới dạng không gian 3 chiều giúp chủ nhà có thể dễ dàng quan sát toàn cảnh kiến trúc của công trình homestay, farmstay.

4.2 Bản vẽ mặt đứng:

Là bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài căn nhà (công trình). Bản vẽ đứng biểu thị chiều cao của các tầng nhà, độ cao của cửa, mái hắt, ô văng… và các yêu cầu thi công xây dựng mặt tường. Nhà có bốn hướng, nên mặt đứng có 4 bản vẽ: mặt chính (mặt trước), mặt sau và hai mặt bên. Nếu mặt bên trái và mặt bên phải giống nhau thì chỉ cần vẽ 1 bên

4.3 Bản vẽ mặt bằng hay bản vẽ mặt ngang:

Là bản vẽ thể hiện nhìn xuống không gian bên trong sau khi đã cắt ngang (thường cắt cách mặt nền, mặt sân khoảng 1,5m). Bản vẽ mặt bằng biểu thị các bố trí mặt bằng và kích thước theo mặt bằng, ngoài ra còn ghi các đường cắt, đường tim…. có thể có nhiều bản vẽ mặt bằng.

Bản vẽ thiết kế nội thất mặt ngang:

 

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Bản vẽ phòng chức năng:

Homestay và farmstay đều là hai loại hình lưu trú du lịch hướng đến văn hóa địa phương. Vậy nên khi thực hiện xây dựng các công trình dạng này, CDT cần phải quan tâm đến khu vực phục vụ cho nhu cầu trải nghiệm thực tế của du khách.

Đối với homestay phòng chức năng có thiết kế nhỏ, diện tích khoảng 50m², khu vực được thiết kể cho du khách trải nghiệm các ngành nghề nổi tiếng của địa phương như: làm gốm, làm nón, nấu ăn,...

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Bản vẽ mặt cắt phòng chức năng (làm gốm) của homestay

Farmstay có diện đất lớn, hướng đến mục tiêu gần gũi với nhà nông. Các khu vực chức năng liên quan đến chăn nuôi, trồng trọt như: vườn rau, ao cá, chuồng gia súc (gà, vịt, bò, cừu,...) cũng cần quan tâm, quy hoạch một cách hợp lý dựa trên bản vẽ.

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

4.4 Bản vẽ cảnh quan:

 

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Bản vẽ cảnh quan là bản vẽ tỉ lệ của các khu vực, bố cục các công trình cần xây dựng, các loại cây, vật liệu cần chuẩn bị, các vật trang trí,.... từ đó giúp cho CĐT có những cái nhìn tổng quan về sự phân bố các công trình sắp xây dựng trên trang trại của mình. Bản vẽ cũng giúp cho quá trình thi công được thực hiện rõ ràng và dễ theo dõi hơn.

Thiết kế cảnh quan là một công việc cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn cao, nhưng dưới đây là một số bước cơ bản khi thực hiện bản vẽ:

Bước 1: Tiến hành khảo sát, thu thập các thông tin về khách hàng: nhu cầu xây dựng, diện tích đất, địa hình, tài chính, khí hậu,...

Bước 2: Lên ý tưởng cho bản vẽ thiết kế cảnh quan, trình bày ý kiến sơ bộ với chủ đầu tư và điều chỉnh.

Bước 3: Triển khai thiết kế bản vẽ.

Các thông số cần nắm rõ khi triển khai bản vẽ:

Các tổng mặt bằng thiết kế sơ bộ: Đây là mặt bằng cho thấy được tổng mặt bằng, tổng thể triển khai và nhìn thấy được những ưu điểm khuyết điểm cũng như khả năng thi công thành công của sân vườn.

Mặt cắt ngang điển hình: Mặt cắt ngang điển hình nắm giúp CĐT nắm rõ được các bước tiến hành thiết kế sân vườn, nhìn thấy những góc khuất mà có thể không thấy và tưởng tượng và mắt thường từ đó biết được chúng có hợp lý hay không.

Các mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng sơ bộ các kiến trúc nhỏ, các vật liệu kiến trúc: thông số này cũng cực kỳ quan trọng giúp bạn nhìn thấy và đoán định được chi phí để tránh bị nhầm lẫn hoặc sai lầm.

II. Quy trình thiết kế homestay, farmstay từ A đến Z

Những điều cần lưu ý khi thiết kế Homestay, Farmstay

Quy trình 5 bước thiết kế homestay, farmstay từ A đến Z

Đối với các startup tiềm năng, đang ấp ủ ý tưởng xây dựng riêng cho mình một “cơ đồ” để đời như homestay hoặc farmstay thì hẳn đang băn khoăn để hiện thực hóa ý tưởng của  mình thì cần bắt đầu từ đâu. Câu trả lời chính xác nhất đó là bạn phải nắm được quy trình thiết kế cho công trình mà bạn muốn xây dựng. Quy trình thiết kế thể hiện được sự chuyên nghiệp và khoa học của các công ty thiết kế kiến trúc uy tín. Giúp chủ đầu tư theo dõi thi công và nắm vững được quyền lợi của chính mình, tránh những phát sinh chi phí không mong muốn. Về cơ bản, quy trình thiết kế homestay, farmstay gồm các bước sau:

Bước 1: Tư vấn và thiết kế sơ bộ

+ Công ty S House tiếp nhận hồ sơ yêu cầu thiết kế. Có các giấy tờ xác nhận chủ quyền sử dụng, các yêu cầu của khách hàng,..

+ Xác định quy mô xây dựng

+ Xác định những yêu cầu sử dụng cho công trình cụ thể

+ Sau khi khách hàng cung cấp thông tin và yêu cầu thì tư vấn sơ bộ về ý tưởng thiết kế homestay, farmstay.

+ Báo giá sơ bộ về các gói thiết kế.

+ Sau khi thống nhất giữa 2 bên sẽ sắp xếp lịch hẹn cụ thể để trình bày hồ sơ thiết kế sơ bộ.

+ Nếu trong trường hợp khách hàng không đến được thì công ty sẽ gửi hợp đồng thiết kế xem trước.

Bước 2: Thiết kế không gian vườn

+ KTS sẽ trình bày bản sơ bộ về bản vẽ theo yêu cầu của khách hàng

+ Tư vấn cho khách hàng những vấn đề hợp lý và không hợp lý trong thiết kế nhất là về phong thủy

+ Sau khi thống nhất tất cả bên công ty sẽ báo giá cụ thể tất cả các bước thiết kế homestay …  để khách hàng nắm rõ.

>>> Tham khảo thêm: đơn giá thiết kế thi công của S-House

Bước 3: Thiết kế bối cảnh 3D

+ Sau khi khách hàng thống nhất phương án thiết kế sơ bộ, khách hàng cung cấp những thông tin và giấy tờ cần thiết để công ty soạn thảo hợp đồng thiết kế homestay, farmstay.

+ Sau khi thống nhất nội dung, quy định trong hợp đồng thì 2 bên tiến hành ký hợp đồng.

+ KTS đưa ra phương án thiết kế phối cảnh 3D cho homestay, farmstay

Bước 4: Triển khai hồ sơ thiết kế thi công

+ Khi khách hàng thống nhất phương án phối cảnh 3D, công ty sẽ triển khai hồ sơ xin phép xây dựng, thiết kế thi công và những điều khoản trong hợp đồng

+ S-HOUSE chúng tôi thường xuyên trao đổi cho khách hàng những ý tưởng hay và hợp lý

Bước 5: Quy trình thiết kế homestay, farmstay - Bàn giao hồ sơ

+ Sau khi kiểm tra và thống nhất hồ sơ thiết kế hai bên sẽ quyết toán hồ sơ thiết kế.

Một số lưu ý khi quyết định thi công

+ Khi xây nhà điều đầu tiên quan tâm đến đó là thế đất. Là điểm mấu chốt ảnh hưởng đến chất lượng của công trình. Cũng ảnh hưởng rất lớn về mặt phong thủy sau này khi xây dựng.

+ Nắm rõ vị trí homestay, farmstay: Đây là nhân tố quan trọng cần xác định rõ để lựa chọn phong cách thiết kế, nội thất phù hợp, hài hòa.

+ Lựa chọn nội thất: Nội thất là nhân tố quyết định đến tính thẩm mỹ của không gian homestay, farmstay. Nội thất đi đôi với phong cách thiết kế của homestay, farmstay.

+ Lựa chọn phong cách thiết kế của homestay, farmstay: Gia chủ phải định hình rõ phong cách mà mình thích như cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại,…Từ đó sẽ khảo sát, tính toán đảm bảo sự cân bằng, hài hòa cho căn nhà. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về homestay, farmstay và các nội dung liên quan với thiết kế, phù hợp với các tín đồ du lịch muốn tìm hiểu sâu về các loại hình lưu trú cũng như các nhà startup tiềm năng đang muốn đầu tư vào thị trường du lịch theo hình thức homestay hay farmstay.

>>> Tham khảo thêm: Farmstay nghỉ dưỡng phong cách thô mộc

------------------------------

Công ty Cổ phần S-House - Chuyên thiết kế -xây dựng

Hotline: 0866 006 060

E-mail: nhadepshouse@gmail.com

Hệ thống chi nhánh trên toàn quốc:

► Tại TP. HCM: Số 280A1, đường Lương Định Của, P. An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh

► Tại Nha Trang: Số 62A - 62B, đường Phan Chu Trinh, P. Vạn Thạnh, TP. Nha Trang, Khánh Hòa

► Tại TP. Vinh: Số 19, đường An Dương Vương, P. Trường Thi, Tp. Vinh, Nghệ An

► Tại Hà Nội: Căn Y01.L07 An Phú Shopvilla, KĐT Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội.

Hotline (+84) 0866 006 060
zalo